Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế

21/12/2020

Tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết sự cần thiết phải triển khai nghề công tác xã hội trong ngành y tế. Theo đó, nhiệm vụ của ngành y tế là bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân. Người bệnh là nhóm yếu thế, đang gặp khó khăn.

Cơ sở khám, chữa bệnh là môi trường đặc biệt, ở đó thầy thuốc và người bệnh đều căng thẳng, mệt mỏi cần sự trợ giúp. Do vậy công tác xã hội trong ngành y tế nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh có thể đương đầu với các vấn đề của cá nhân và xã hội liên quan đến bệnh tật, giúp cho họ có thể áp dụng một cách tốt nhất, linh hoạt nhất các dịch vụ chăm sóc y tế hiện có.

Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên ở phía Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị đầu tiên ở phía Bắc được Bộ Y tế lấy ý kiến Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2010-2020.

PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Kim Vân

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, các cơ sở pháp lý để triển khai phát triển nghề công tác xã hội gồm có các chính sách của Đảng và nhà nước, các chủ trương của Chính phủ, cụ thể là Quyết định số 32/2010/QD-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội (2010-2020) với mục tiêu phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam đồng thời nâng cao nhận thứ của toàn xã hội về nghề công tác xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên đạt yêu cầu chất lượng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, ở các bệnh viện, có một số nơi vẫn còn "cắt gọn" bộ phận công tác xã hội. Để công tác xã hội trong bệnh viện phát triển trong thời gian tới, thông qua Hội nghị này, đề nghị các đơn vị cơ quan chức năng của Bộ Y tế, các bệnh viện, các cơ sở y tế cần tập trung hoàn thiện, bổ sung các nội dung như về hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho nghề công tác xã hội.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, nhân viên y tế đến bệnh nhân, thân nhân để biết được vai trò, nhiệm vụ của ngành công tác xã hội là giúp đỡ cho người bệnh, là cầu nối giữa hệ điều trị và bệnh nhân, giúp giải tỏa được những vướng mắc, băn khoăn của các bệnh nhân tỉnh nghèo tham gia điều trị tại các bệnh viện lớn, như Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngoài ra, cần tham gia những chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, xây dựng các chương trình cho các giảng viên từ đại học đến trung học để tham gia vào công tác đào tạo nhân lực trong các bệnh viện.

PGS.TS, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trao bằng khen cho tập thể Bệnh viện Chợ Rẫy đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Ảnh: Kim Vân

Theo Thứ trưởng, nghề công tác xã hội là nghề phải dựa trên thực hành là chủ yếu, bên cạnh những vấn đề về lý thuyết thì việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội tại các trường học, tại các đơn vị y tế là hết sức cần thiết. Bên cạnh kỹ năng phải hoàn thiện về mặt đạo đức đối với hoạt động công tác xã hội.

Tham dự Hội nghị, ông Nguyễn Trí Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - đơn vị đi đầu trong việc phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế chia sẻ, tiền thân của Phòng Công tác Xã hội là tổ Y - Xã hội được thành lập từ năm 2004, thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp. Tháng 10/2008, Giám đốc Bệnh viện lúc đó là TS.BS Nguyễn Trường Sơn đã tách tổ Y - Xã hội thành Đơn vị Y - Xã hội, thuộc Ban Giám đốc quản lý. Đến tháng 9/2015, Bệnh viện Chợ Rẫy đã kiện toàn tổ chức Đơn vị Y - Xã hội, thành lập Phòng Công tác xã hội. Các chương trình của Phòng Công tác xã hội được triển khai liên tục hằng năm, năm sau nhiều hơn năm trước. Ngoài việc chăm lo về sức khỏe, vật chất thì tinh thần người bệnh cũng được quan tâm, đặc biệt là với bệnh nhân ung thư.

Ông Nguyễn Trí Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - đơn vị đi đầu trong phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế ở Việt Nam. Ảnh: Kim Vân

Người đứng đầu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, mỗi ngày Phòng Công tác xã hội của ông lo 5000 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân. Tuy nhiên, suốt 12 năm qua, chưa có một vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.

Tháng 8/2020, chuỗi hoạt động mới tại Khoa Hóa trị được triển khai gồm: nhạc nhẹ hòa tấu giúp người bệnh thư giãn trong thời gian truyền thuốc, màn hình chiếu phim giải trí, kệ báo, wifi.... Đặc biệt, mỗi ngày Phòng Công tác xã hội đều cho nhân viên phục vụ người bệnh nước uống, bánh và trái cây miễn phí vào khung giờ 8 giờ và 15 giờ với tinh thần phục vụ mỗi bệnh nhân ở đây như là một hành khách ngồi trên ghế hạng thương gia để "nối nhịp sống, chở niềm tin" cho họ.

Các cá nhân được Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Ảnh: Kim Vân.

Nhân dịp Hội nghị Tổng kết 10 năm Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thay mặt Bộ Y tế đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho 37 tập thể và 40 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện đề án phát triển ngành Công tác xã hội giai đoạn 2011 - 2020.

Nguồn: Báo Gia đình xã hội