Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

Hội nghị triển khai đề án Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030

05/03/2022

        Sáng ngày 04/03, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai “Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”.

         Tới dự hội nghị có các đồng chí: PGS.TS. Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế; TS. Phạm Văn Tác Cục trưởng Cục KHCN&ĐT Bộ Y tế và một số Vụ, Cục của Bộ Y tế, Ông Nguyễn Nho Huy Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT cùng các Sở Y tế, Sở GD ĐT, Sở Y tế, cùng các cơ sở RHM lớn và tư nhân trên khắp cả nước… về phía Bệnh viện RHM TW Hà Nội có PGS.TS Trần Cao Bính cùng Ban Giam đốc và các lãnh đạo Khoa phòng của bệnh viện, phía Bệnh viện RHM TW HCM có ThS.BSCKII. Lê Trung Chánh Giám đốc bệnh viện cùng Ban Giam đốc và một số lãnh đạo Khoa phòng của bệnh viện. Ngoài ra còn có sự tham gia của đại diện CDC các tỉnh thành, Hội Răng Hàm Mặt VN…

Các đại biểu tham dự hội nghị

Ngày 09/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5628/QĐ-BYT phê duyệt “Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”. Đề án đã xác định 5 mục tiêu:

1. Kiện toàn, phát triển hệ thống CSSKRM, gắn kết các cơ sở khám, chữa bệnh với nhà trường và các tổ chức xã hội.

2. Nâng cao hoạt động chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng.

3. Xây dựng và chuẩn hóa quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt.

4. Phát triển năng lực khám, chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị các bệnh răng hàm mặt.

5. Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống quản lý thông tin quốc gia về sức khỏe răng miệng người Việt Nam

 

 

        Đề án xác định Sức khỏe răng miệng có tác động lớn đến sức khỏe mỗi cá nhân, được chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) là quyền cơ bản của con người. Mọi người dân đều cần được CSSKRM phù hợp và chi phí hợp lý. Để tăng cường hiệu quả CSSKRM cần một số yếu tố: mạng lưới triển khai, nguồn lực, hành lang pháp lý, nhận thức, giáo dục sức khỏe răng miệng và tiếp cận dịch vụ. Tại Việt Nam, trong những năm qua ngành Răng Hàm Mặt đã nỗ lực đạt được thành công nhất định trong công tác khám chữa bệnh và trong công tác dự phòng bệnh răng miệng cho cộng đồng. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, hướng tới sự hài lòng của nhân dân cũng như xóa bỏ sự bất công bằng về sức khỏe răng miệng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành Răng Hàm Mặt vẫn cần phải khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém, bất cập hiện nay như: sự kết nối hệ thống công lập và ngoài công lập của các cơ sở y tế trong CSSKRM, chưa có hệ thống thu thập quản lý sử dụng dữ liệu sức khỏe và CSSKRM toàn dân số hóa thống nhất, cập nhật và áp dụng kỹ thuật mới trong phòng và điều trị bênh răng miệng không đồng đều ở các tuyến và vùng miền, nguồn lực hạn chế về nhân lực và kinh phí đầu tư, chưa huy động được nguồn lực to lớn và bền vững là toàn xã hội tham gia vào công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe răng miệng…

        Định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế cũng đã yêu cầu thúc đẩy phát triển chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Các bệnh viện Răng Hàm Mặt cần tiếp tục thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, triển khai xây dựng hệ thống khám chữa bệnh theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác khám chữa bệnh; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nói chung và CSSKRM nói riêng.

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

 

        Chính vì vậy, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030” là nhiệm vụ hết sức cần thiết, đòi hỏi sự tham gia không chỉ riêng ngành Y tế, Giáo dục, Chính phủ, các Bộ, ban ngành mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần mang lại sức khỏe răng miệng tốt hơn cho thế hệ tương lai.