Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

Lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống của Hội Điều dưỡng Việt Nam

21/12/2020

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho đại diện các tập thể và cá nhân tại buổi Lễ

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế và Ths. Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam trao Biểu trưng tri ân các đại biểu tham dự buổi Lễ

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế ghi nhận và biểu dương những đóng góp của Hội Điều dưỡng nói chung và các điều dưỡng viên nói riêng, những người chiếm hơn 50% tổng số cán bộ ngành Y tế trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Y tế, ghi nhận công sức của các đồng chí trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Trong lĩnh vực khám chữa bệnh, hệ thống bệnh viện được củng cố phát triển, các dịch vụ kỹ thuật cao được tăng cường đầu tư phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của Nhân dân, bên cạnh đó là dịch vụ điều dưỡng chăm sóc người bệnh toàn diện đang được triển khai có hiệu quả và đang được nhân rộng. Chính những điều dưỡng viên đang là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của ngành Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cũng như trong việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Những đợt sóng dịch bệnh COVID-19 vừa qua ở nước ta, điều dưỡng viên chính là những cán bộ hàng ngày tiếp xúc, chăm sóc người bệnh COVID-19, là những chiến sỹ trên mặt trận tuyến đầu chống dịch và rất nhiều điều dưỡng viên đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức khác vinh danh.

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Lễ Kỷ niệm

Tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định sự cần thiết phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện ngành điều dưỡng Việt Nam một số nội dung sau:

Một là: Về mặt nhận thức một số không nhỏ trong chúng ta vẫn chưa có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của ngành điều dưỡng trong y học và y tế. Vẫn còn quan niệm điều dưỡng là người hỗ trợ kỹ thuật đơn thuần cho bác sĩ hay chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ. Khi nói tới điều dưỡng một số người vẫn gọi là y tá. Vì vậy vị thế nghề nghiệp của người làm công việc chăm sóc người bệnh chưa được đánh giá đúng so với vị thế của người bác sĩ.

Hai là: Về đào tạo, mặc dù đã có các khoa, các trường đào tạo điều dưỡng cao đẳng, đại học và sau đại học nhưng do thiếu đội ngũ trí thức điều dưỡng được đào tạo ở trình độ cao nên việc đào tạo vẫn mang dáng dấp của đào tạo bác sĩ. Đa số giảng viên dạy điều dưỡng là bác sĩ dẫn đến kiến thức và kỹ năng truyền đạt là kiến thức và kỹ năng của bác sĩ.

Ba là: Hệ thống quản lý điều dưỡng đã được hình thành từ Bộ Y tế, đến các Sở Y tế và các bệnh viện, tuy nhiên đội ngũ Điều dưỡng trưởng trong các bệnh viện công chưa được trao đầy đủ trách nhiệm trong việc quản lý điều hành chăm sóc người bệnh. Một số bệnh viện ngoài công lập như bệnh viện Vinmec, bệnh viện Tâm Anh, nệnh viện Quốc tế City Thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phong bổ nhiệm Giám đốc điều dưỡng bệnh viện  để phát huy hiệu quả đội ngũ điều dưỡng trưởng theo hướng hội nhập quốc tế.

Bốn là: Các chính sách phát triển chuyên ngành điều dưỡng còn thiếu và chưa đồng bộ. Chưa kết nối hiệu quả giữa đào tạo và sử dụng. Tỷ lệ Điều dưỡng/bác sĩ còn thấp và tỷ lệ Điều dưỡng/10 ngàn dân mới đạt > 50% so với Nghị quyết số 20/NQ-TƯ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Theo đó, đặt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 25 điều dưỡng/vạn dân và đến 2030 có 33 điều dưỡng/vạn dân.

Ths. Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam phát biểu tại Lễ Kỷ niệm

Trong bài diễn văn Kỷ niệm, Ths. Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết: Hội là một trong số 54 hội thành viên tập hợp dưới mái nhà chung của giới thầy thuốc Việt Nam. Hội có mạng lưới ở 60/63 tỉnh/thành phố, hơn 800 chi hội trực thuộc các tỉnh/thành hội và 3 Chi hội chuyên khoa Trung ương với hơn 120 ngàn hội viên.

Trong 30 năm qua, Hội Điều dưỡng đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Y học Việt Nam nói chung và sự phát triển chuyên ngành điều dưỡng nói riêng.

Hội đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế trong việc xây dựng các chính sách cho ngành điều dưỡng, hộ sinh, trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao trình độ hội viên. Do có nhiều hoạt động đạt hiệu quả tốt, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động Hạng III, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế tặng nhiều bằng khen cho các tập thể và cá nhân vì đã có nhiều thành tích trong việc chăm sóc người bệnh và đóng góp xây dựng Hội.

Ths. Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam khẳng định, Hội Điều dưỡng Việt Nam trong thời gian tới sẽ đổi mới một cách căn bản và toàn diện về công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Tiếp tục phát huy vai trò của Hội Điều dưỡng trong việc phối hợp xây dựng các chính sách phát triển chuyên ngành điều dưỡng theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới như: tăng cường hệ thống đào tạo điều dưỡng theo chuẩn khu vực ASEAN; phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng cả về số lượng và chất lượng; tăng cường sự tham gia của điều dưỡng-hộ sinh vào quá trình hoạch định và xây dựng chính sách y tế…

TS.Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại Lễ Kỷ niệm

Quang cảnh Lễ Kỷ niệm

Phát biểu tại buổi Lễ, TS.Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam nói  chung và Hội Điều dưỡng Việt Nam nói riêng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Nhân dịp này, nhiều tập thể và cá nhân điều dưỡng viên đã được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế; của Tổng hội y học Việt Nam vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác./.

(moh.gov.vn)