Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

CÁCH VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHI ĐEO MẮC CÀI NẮN CHỈNH

20/09/2021

Khi bạn đang đeo mắc cài sẽ khó vệ sinh răng miệng hơn do thức ăn bám xung quanh các mắc cài và dây cung, nếu vệ sinh không sạch sẽ gây viêm lợi, sâu răng và hôi miệng. Việc vệ sinh răng miệng đầy đủ bao gồm chải răng và sử dụng một số phương tiện hỗ trợ khác.

Chải răng với bàn chải thông thường

Việc chải răng với bàn chải thông thường cực kỳ quan trọng ngay cả khi bạn không đeo mắc cài. Tuy nhiên khi đeo mắc cài, chải răng sẽ khó hơn vì vừa phải làm sạch răng vừa phải làm sạch các phần gắn lên răng như mắc cài, dây cung, chun...Khi chải răng cần lưu ý những vấn đề sau:

- Tháo dây chun đeo giữa hai hàm răng (nếu có): việc đeo dây chun này theo chỉ định của bác sỹ chỉnh nha, nếu không có bạn bỏ qua bước này.

- Cách chải răng: Khó nhất là chải mặt ngoài do có gắn mắc cài và dây cung. Đặt bàn chải nằm ngang, phần lông bàn chải tạo với mặt ngoài thân răng một góc 45 độ tại vị trí cổ răng, rung nhẹ tại chỗ theo chiều trước sau, luôn giữ cho lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng và di chuyển dần dần theo hướng từ cổ răng đến mặt nhai để làm sạch cả mặt răng và bề mặt mắc cài, dây cung. Lưu ý động tác cần nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh có thể gây bong mắc cài và biến dạng, gãy dây cung. Chải tuần tự hết tất cả các vùng. Chải mặt trong và mặt nhai vẫn như phương pháp chải răng thông thường.

- Do bàn chải thường xuyên cọ xát với mắc cài, dây cung, việc thay bàn chải nên thực hiện 2-3 tháng/lần.

Bàn chải kẽ

Là phương tiện hỗ trợ làm sạch vùng răng giữa hai mắc cài, dưới dây cung và vùng kẽ răng, nơi mà bàn chải thông thường khó làm sạch khi bạn đang đeo mắc cài.

Cách sử dụng: Bẻ gập phần dây thép của bàn chải tạo góc thích hợp. Đưa bàn chải luồn bên dưới dây cung, hướng từ rìa cắn về phía lợi, chải chậm rãi, lần lượt từ vùng giữa hai mắc cài này tới vùng khác.

Các phương tiện hỗ trợ vệ sinh răng miệng khác

Tăm nước: Là một dụng cụ có thể tạo ra tia nước mạnh, giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng, nhưng chi phí khá cao . 

- Chỉ nha khoa: Giúp hỗ trợ làm sạch kẽ răng nhưng khó sử dụng do vướng dây cung khi đang đeo mắc cài. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có loại chỉ nha khoa dành riêng các trường hợp đeo mắc cài hoặc sử dụng chỉ nha khoa thông thường với sự hỗ trợ của cây luồn chỉ giúp cho việc dùng chỉ nha khoa trở nên dễ dàng hơn.

Nước súc miệng: Hỗ trợ giúp làm sạch thêm khoang miệng sau khi chải răng, nhưng không nên lạm dụng và cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Một lưu ý hết sức quan trọng trong vấn đề ăn uống khi bạn đang đeo mắc cài là tránh các thức ăn cứng, thức ăn dính gây khó vệ sinh răng miệng như kẹo cao su, kẹo dừa, bim bim... Ngoài ra, bạn nên tái khám đúng hẹn để kịp thời phát hiện các vấn đề cần can thiệp sớm cũng như việc điều trị của bạn đạt hiệu quả và đúng kế hoạch.