Quý khách đã đặt lịch khám thành công
Họ tên:
Mã đặt lịch:
Ngày hẹn:
Thời gian hẹn:
Chuyên khoa/Bác sĩ:
Số điện thoại chuyên khoa:
Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
ĐóngNơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nếu trước kia nói đến nắn chỉnh răng mọi người thường nghĩ đến các em bé đeo mắc cài thì ngày nay, số người trưởng thành tham gia quá trình nắn chỉnh răng càng ngày càng nhiều do nắn chỉnh răng đã trả lời được các câu hỏi sau:
1. Nắn chỉnh răng có đau không? KHÔNG ĐAU, NHƯNG KHÓ CHỊU Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU (KHOẢNG 1 TUẦN)
Đây là câu hỏi phổ biến với tất cả những ai sắp trải qua quá trình nắn chinh răng. Thông thường lực tác dụng lên răng khoảng từ 30-50g và được kiểm soát bởi bác sĩ. Lực này sẽ không gây đau cũng như sang chấn gì lên răng và xương ổ răng. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, khi mới đeo khí cụ thì nguyên nhân gây khó chịu thường sẽ do việc cọ sát của niêm mạc miệng với các khí cụ trong miệng. Hiện tượng này sẽ giảm dần đến hết trong vòng 7-10 ngày đầu. Việc sử dụng thuốc giảm đau có thể được khuyên dùng để giảm bớt sự khó chịu ở giai đoạn này, nhưng có thể làm chậm quá trình di chuyển răng nên không khuyến cáo dùng nếu không thực sự cần thiết.
2. Nắn chỉnh răng mất bao lâu?
Nắn chỉnh răng ở giai đoạn trưởng thành thì sẽ không mất thời gian chờ đợi các yếu tố liên quan đến tăng trưởng. Với cấu trúc xương ổn định về hình thái và chất lượng sẽ giúp cho các bác sĩ đưa ra hướng điều trị nhanh chóng và sử dụng các khí cụ phù hợp để thúc đẩy quá trình làm việc. Thời gian điều trị trung bình cho 1 ca nắn chỉnh răng khoảng 12-24 tháng.Tuy nhiên, một số trường hợp như răng ngầm, mất răng, hoặc trường hợp phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn điều trị thì thời gian có thể kéo dài hơn.
3. Có cách gì chỉnh răng mà không bị lộ việc đeo mắc cài không? CÓ
Nếu bạn không muốn người khác biết mình đang chỉnh răng hoặc công việc của bạn phải giao tiếp nhiều thì mắc cài sứ là một lựa chọn với chi phí không quá cao. Ngoài mắc cài sứ thì có một lựa chọn nữa cho nắn chỉnh răng thẩm mỹ là khay trong suốt. Việc đeo khay trong suốt còn giúp cho bạn vệ sinh răng sạch sẽ hơn và không gặp sự cản trở nào của khí cụ chỉnh răng nhờ việc có thể tự tháo lắp.
4. Răng tôi có bị yếu đi sau khi nắn chỉnh răng không? KHÔNG
Khi làm việc với lực phù hợp, xương ổ răng sẽ không bị tiêu đi và giúp nâng đỡ răng tốt hơn. Tuy nhiên do trong quá trình nắn chỉnh, các bác sĩ thường khuyên bạn không nên ăn đồ cứng, dai, dính… và thực hiện chế độ ăn này trong suốt thời gian điều trị. Điều này không có nghĩa là răng bạn yếu đi mà chỉ là để việc điều trị không bị ảnh hưởng, bong, hỏng hàm do chế độ ăn không phù hợp.
5. Những lưu ý gì khi Nắn chỉnh răng?
Để việc chỉnh răng có được kết quả tốt nhât bạn nên xác định rõ mục tiêu chỉnh răng của mình càng cụ thể càng tốt (cho răng đều hơn, giảm vẩu, cười lộ nhiều răng hơn, làm cho cằm gọn lại…) để bác sĩ có thể hiểu nhu cầu điều trị của bạn và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng là vấn đề then chốt ảnh hưởng kết quả điều trị. Nếu dinh dưỡng không tốt, bạn sẽ bị giảm cân dẫn đến giảm kết cấu phần mềm khuôn mặt và làm cho việc điều trị khó đạt kết quả như mong muốn vì các bác sĩ chỉ giúp bạn chỉnh sửa phần cứng là răng và xương nhưng phần mềm là phần bạn nhìn thấy. Tương tự như vậy, vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến sâu răng, viêm lợi và sau khi chỉnh răng xong sẽ phải can thiệp thêm các điều trị khác để phục hồi răng.