Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

CHẤN THƯƠNG RĂNG SỮA

22/09/2021

Chấn thương răng sữa rất hay gặp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ nhỏ nhưng đôi khi chưa được quan tâm và xử trí đúng mc. Theo một số nghiên cứu ở trẻ từ 0 đến 6 tuổi, tỷ lệ chấn thương vùng miệng chiếm 18%, đứng vị trí thứ 2 trong các chấn thương toàn cơ thể. Nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây cho thấy 22,7% răng sữa có trải qua chấn thương. Ngã không chủ đích hay va chạm trong quá trình trẻ tập bò, tập đi, tập chạy là nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương răng sữa cho trẻ.

Chấn thương răng thường đi kèm với tổn thương mô mềm. Xử lý chấn thương răng sữa hoàn toàn khác so với chấn thương răng vĩnh viễn. Đối với xử lý chấn thương răng sữa, việc hợp tác của trẻ nhỏ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự thuận lợi và kết quả của quá trình cấp cứu. Do vậy, khi xảy ra chấn thương, bố mẹ cần bình tĩnh và phải ngay lập tức trấn an trẻ. Sau đó, kiểm tra trong miệng trẻ xem có các dị vật ngoại lai, mảnh răng gãy.. hay không, nếu có thì cần loại bỏ ra khỏi miệng để tránh dị vật rơi vào đường thở và đường tiêu hoá. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu chấn thương răng. Các tổn thương răng và mô mềm sẽ được xử lý tuỳ theo mức độ. Tuy nhiên, trong chấn thương răng sữa bên cạnh tổn thương răng sữa và mô mềm tại chỗ còn cần quan tâm đến mầm răng vĩnh viễn. Các chấn thương xảy ra trong thời thơ ấu có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thương mầm răng vĩnh viễn, gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc ngầm, dị dạng…

Chấn thương răng sữa có thể gây ảnh hưởng  mầm răng vĩnh viễn bên dưới

Chăm sóc trẻ tại nhà sau chấn thương góp phần không nhỏ vào quá trình lành thương. Bố mẹ cho trẻ ăn hoặc hướng dẫn trẻ ăn để không làm tăng nặng các tổn thương như không sử dụng răng cửa cắn trực tiếp thức ăn dai cứng trong trường hợp sau chấn thương răng cửa. Sau chấn thương trẻ nên được ăn đồ mềm, cắt nhỏ cho đến khi răng đã trở lại chức năng bình thường. Để kích thích lành thương ,việc vệ sinh răng miệng cần phải được thực hiện theo hướng dẫn của bác sỹ. Bố mẹ hỗ trợ và giám sát trẻ vệ sinh răng miệng sau ăn sáng, ăn trưa và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bố mẹ có thể tiến hành tẩm dung dịch súc miệng Chlorhexidine Gluconate 0,1 0,2% không chứa cồn vào gạc để vệ sinh miệng 2 lần/ngày cho trẻ trong vòng 1 tuần, đồng thời khuyến khích trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng và giám sát trẻ trong quá trình vui chơi, vận động. Bố mẹ cần theo dõi và báo ngay cho bác sỹ điều trị khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như sưng, đau… và tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ.