Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

CHẤN THƯƠNG RĂNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

20/09/2021

Chấn thương răng thường hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người trưởng thành trẻ tuổi, chiếm đến 5% trong tổng số các chấn thương. 25% trẻ em học đường và 33% người trưởng thành trải qua chấn thương răng, trong đó chấn thương chủ yếu xảy ra trước 19 tuổi. Chấn thương răng có thể gặp trong tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hay tai nạn lao động. Sơ cứu chấn thương răng thế nào để giảm thiểu tác hại lâu dài là kiến thức đơn giản mà mỗi người cần biết. Những hướng dẫn sau đây dành sơ cứu cho răng vĩnh viễn.

* Răng rơi khỏi ổ răng: Đây là tình huống khẩn cấp, phải luôn nhớ rằng thời gian là yếu tố quyết định, bạn phải hành động ngay lập tức:

Răng rơi ra khỏi ổ răng

1. Tìm lại răng

2. Chỉ cầm vào thân răng (vùng nhẵn, bóng), không chạm vào vùng chân răng (kể cả trong lúc rửa răng)

3. Cắm lại răng ngay tại hiện trường tai nạn nếu có thể: trước hết cần rửa răng nhẹ nhàng bằng sữa tươi không đường, nước muối sinh lý hoặc thậm chí dùng ngay nước bọt của bệnh nhân (không sử dụng nước máy). Cắm răng nhẹ nhàng vào huyệt ổ răng.

4. Nếu không thể cắm lại răng: tuyệt đối không để răng khô, ngâm ngay vào sữa tươi không đường, nước muối sinh lý hoặc nước bọt của bệnh nhân

5. Cho bệnh nhân cắn gạc hoặc khăn tay sạch giữa hai hàm tại vị trí răng bị tổn thương

6. Đến cơ sở y tế ngay lập tức

* Răng bị chồi, lệch sang bên:

1. Nhẹ nhàng ấn răng lại vị trí cũ

2. Cho bệnh nhân cắn gạc hoặc khăn tay sạch giữa hai hàm tại vị trí răng bị tổn thương

3. Đến cơ sở y tế ngay lập tức

Chấn thương khiến răng chồi ra

 

* Răng bị lún: Tuyệt đối không tự ý lôi răng ra, đến cơ sở y tế ngay lập tức

Răng bị lún vào do chấn thương

* Răng bị vỡ thân răng: tìm lại mảnh răng vỡ (nếu kích thước đủ lớn và không bị vỡ vụn) và đến ngay cơ sở y tế vì trong một số trường hợp, BS có thể giúp bạn gắn lại mảnh vỡ.

Xử lý đúng sẽ giúp bảo tồn răng chấn thương hiệu quả nhất có thể. Việc xử lý phải được thực hiện ở các cơ sở y tế có chuyên môn và đầy đủ trang thiết bị. Trong trường hợp khẩn cấp, xin vui lòng liên hệ với Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội để được hướng dẫn sơ cứu và xử lý.

Chấn thương gãy chân răng