Quý khách đã đặt lịch khám thành công
Họ tên:
Mã đặt lịch:
Ngày hẹn:
Thời gian hẹn:
Chuyên khoa/Bác sĩ:
Số điện thoại chuyên khoa:
Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
ĐóngNơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thực hiện kế hoạch chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 và Đề án 5628 Bộ Y tế, ngày 04/12/2022, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội (Bệnh viện) chuyển giao thành công kỹ thuật vi phẫu ghép xương hàm dưới cho Bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An.
Bệnh viện lên kế hoạch chuyển giao, giao cho Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An chuẩn bị Bệnh nhân. Trước phẫu thuật hai Bệnh viện tổ chức Hội chẩn và lập kế hoạch chi tiết. Chủ trì buổi Hội chẩn về phía Bệnh viện có PGS.TS. Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện; về phía Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An có PGS.TS Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa chủ trì, cùng đầy đủ lãnh đạo các khoa phòng chức năng của hai bệnh viện.
Bệnh nhân Đặng Thị B, Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An có tiền sử 3 lần mổ cắt nang xương hàm dưới phải. Khoảng 1 năm trở lại đây, hàm dưới phải sưng nề trở lại. Bệnh nhân được chẩn đoán U nguyên bào men xương hàm dưới (P) tái phát. Kết luận cuộc hội chẩn đưa ra chỉ định phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới ghép xương bằng kỹ thuật vi phẫu.
Sau khi thống nhất và triển khai phẫu thuật. Bệnh viện cử PGS.TS. Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện cùng kíp phẫu thuật: PGS.TS Lê Ngọc Tuyến, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, ThS. Lại Bình Nguyên, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BS. Nguyễn Anh Hưng, Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức, ThS.BS Phan Ngọc Khoá, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện HNĐK Nghệ An) và toàn bộ Bác sĩ, điều dưỡng của hai Bệnh viện phối kết hợp thực hiện trong 8 giờ. Cuộc phẫu thuật vi phẫu đã thành công.
Kỹ thuật tái tạo xương hàm bằng vạt xương mác là một kỹ thuật khó, đòi hỏi các bác sỹ phẫu thuật phải giỏi về chuyên môn và kỹ năng ghép bảo đảm tính thẩm mỹ, cũng như cần các trang thiết bị y tế hiện đại. Những bệnh nhân bị căn bệnh như trên nếu không được điều trị bằng kỹ thuật vi phẫu thuật này phải chấp nhận chung sống với khuyết tật; hoặc nếu áp dụng các phương pháp thông thường không phải kỹ thuật cao như vậy thì hiệu quả thẩm mỹ không bảo đảm và khuôn mặt người bệnh không được tự nhiên hoàn toàn.
Ca mổ thành công đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bệnh nhân và người nhà, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường và tốt đẹp hơn. Đó cũng là niềm hạnh phúc và là động lực to lớn để đội ngũ y bác sĩ tiếp tục cống hiến trên con đường lương y cao quý.