Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

LỨA TUỔI PHÙ HỢP NHẤT ĐỂ NẮN CHỈNH RĂNG

15/11/2021

Từ trước đến nay, các bậc phụ huynh thường quan điểm khi con được thay hết răng sữa thì mới được nắn chỉnh răng. Quan điểm này không đúng với tất cả các trường hợp. Những lệch lạc cần nắn chỉnh có thể xuất hiện ngay từ thời kỳ răng sữa đến thời kỳ răng hỗn hợp hoặc răng vĩnh viễn.

Hiệp hội Bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ khuyến nghị rằng một đứa trẻ nên khám chỉnh nha lần đầu tiên trước khi đến 7 tuổi.

Đối với trẻ có khớp cắn ngược (hàm trên ở sau so với hàm dưới, với kiểu mặt lưỡi cày) trẻ cần được can thiệp nắn chỉnh răng ngay khi trẻ thay răng cửa sữa hàm trên, khoảng 7 tuổi.

Đối với các trường hợp trẻ có sai khớp cắn loại 2 (hàm trên bình thường + hàm dưới lùi / hàm trên vẩu + hàm dưới bình thường hoặc hàm trên + hàm dưới vẩu thì việc can thiệp nắn chỉnh răng ở giai đoạn thành lập bộ răng thiếu niên (10-12 tuổi).

Đối với các trường hợp trẻ chỉ có lệch lạc răng (khấp khểnh răng, răng chen chúc thiếu chỗ…) thì việc can thiệp nắn chỉnh răng sẽ diễn ra khi trẻ thay toàn bộ hàm răng sữa (13-15 tuổi).

Tóm lại, lứa tuổi từ 7-15 là những năm phát triển rất quan trọng đối với trẻ. Độ tuổi này cung cấp những cơ hội duy nhất để hướng dẫn sự phát triển đi đúng hướng hoặc sửa chữa những vấn đề mà ở các độ tuổi sau này không thể sửa chữa được. Và ở mọi độ tuổi chúng ta đều có thể điều trị nắn chỉnh răng để có hàm răng đều, đẹp và chắc khỏe. Việc can thiệp nắn chỉnh răng ở lứa tuổi nào là phù hợp nhất phụ thuộc vào từng loại lệch lạc và do bác sĩ nắn chỉnh răng quyết định.

Một số hình ảnh về lệch lạc răng – hàm của trẻ mà cha mẹ/người giám hộ trẻ nên đưa con em mình đi khám nắn chỉnh răng từ rất sớm:

Trẻ có thói quen xấu (mút ngón tay) dẫn đến tình trạng hẹp hàm trên và khớp cắn hở các răng phía trước trên hàm răng hỗn hợp

 

Trẻ bị khớp cắn ngược (hàm trên vào trong, hàm dưới ra ngoài) sẽ dẫn đến kiểu mặt lõm (lưỡi cày), cần can thiệp nắn chỉnh răng sớm

Chen chúc, khấp khểnh răng ở hàm răng vĩnh viễn

Tình trạng viêm lợi do chen chúc, khấp khểnh răng gây ra