Quý khách đã đặt lịch khám thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

NẮN CHỈNH RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

19/09/2021

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất mà bệnh nhân hay lăn tăn là liệu nắn chỉnh răng có gây đau hoặc khó chịu không? Câu trả lời tùy vào giai đoạn khác nhau của quá trình nắn chỉnh răng và sự đáp ứng của bệnh nhân.

1. Đặt chun tách kẽ

Một số bệnh nhân cần trải qua giai đoạn đặt chun tách kẽ là công đoạn đầu tiên trước khi gắn mắc cài. Bệnh nhân sẽ thấy khó chịu khi nhai, cộm, giống cảm giác thức ăn bị mắc lại ở kẽ răng. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài khoảng vài ngày đầu rồi hết.

Đặt chun tách kẽ (ảnh st internet)

2. Khi gắn mắc cài hoặc ngày đầu tiên gắn attachment đối với Invisalign

Việc gắn mắc cài không gây đau đớn chút nào. Trong vài giờ đầu tiên sau khi gắn mắc cài, bệnh nhân sẽ thấy khó khăn khi ăn nhai, điều này phần lớn là do bệnh nhân cần phải mất một thời gian để thích nghi với việc đeo mắc cài và học cách ăn nhai khi có mắc cài hay các khí chụ nắn chỉnh răng trong miệng. Trong một số trường hợp, răng có thể cảm thấy nhạy cảm hơn bình thường. Nên tránh thức ăn cứng, khó nhai, thay vào đó là chế độ ăn lỏng, mềm hơn (bún, cháo, phở,v.v.) hoặc cần cắt nhỏ thức ăn cần phải nhai. Bệnh nhân có thể bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu khi răng bắt đầu di chuyển.

3. Hai đến ba ngày sau khi gắn mắc cài

Vài ngày sau khi gắn mắc cài có thể hơi khó chịu. Điều này là do răng đang bắt đầu quá trình di chuyển và chưa quen với áp lực của dây cung hay chun. Thường thì các bệnh nhân sẽ sử dụng sáp chỉnh nha để đặt lên mắc cài khi gặp kích ứng, cọ xát má và môi. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với các loại nước súc miệng, vệ sinh răng miệng cẩn thận.

4. Khoảng 1 tuần sau đó

Mọi khó chịu ban đầu liên quan đến nắn chỉnh răng sẽ không còn hoặc cải thiện nhiều. Răng sẽ dần thích nghi với khí cụ nắn chỉnh răng và việc ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên cần tránh tất cả các loại thực phẩm có nguy cơ gây bong mắc cài, gãy dây, khí cụ!

5. Các lần hẹn tiếp theo

Vài ngày đầu sau khi thay dây, thay chun hoặc tác động thêm vào khí cụ nắn chỉnh răng có thể hơi khó chịu, nhưng cảm giác khó chịu này sẽ nhanh chóng biến mất.

6. Các biện pháp để hạn chế sự ê ẩm, khó chịu

Tất cả những khó chịu khi chỉnh nha có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Thuốc giảm đau không kê đơn và sáp chỉnh nha sẽ giúp giảm đau nhức và khó chịu sau khi gắn mắc cài và sau mỗi lần hẹn.

Và hãy nhớ rằng, sự đau nhức hay khó chịu mà bạn cảm thấy do nắn chỉnh răng sẽ mang lại nụ cười đẹp trong tương lai.