Quý khách đã đặt lịch khám thành công
Họ tên:
Mã đặt lịch:
Ngày hẹn:
Thời gian hẹn:
Chuyên khoa/Bác sĩ:
Số điện thoại chuyên khoa:
Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
ĐóngNơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đau thường là dấu hiệu chính khiến bệnh nhân đi khám răng hàm mặt. Đau cũng là nỗi lo lắng của mỗi bệnh nhân trước mỗi can thiệp nha. Vì vậy, việc kiểm soát đau trước và sau phẫu thuật giúp bệnh nhân có kết quả điều trị tốt cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Có các phương pháp giảm đau chính trong nha khoa như sau:
1. Dùng thuốc giảm đau
2. Gây tê
3. An thần tỉnh
4. Gây mê
Các phương pháp giảm đau có thể được kết hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, giảm các biến chứng xảy ra cũng như an toàn tối đa cho người bệnh.
1. Thuốc giảm đau
Có 3 loại thuốc thường hay dùng gồm thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc giảm đau hạ sốt, và thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm. Tuỳ theo mức độ và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê đơn một trong các thuốc này để giúp giảm các triệu chứng đau do các bệnh lý về răng miệng hay sau các phẫu thuật nha khoa. Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây hại cho cơ thể vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng như nhà sản xuất.
2. Thuốc tê
Với các can thiệp không quá phức tạp, bệnh nhân hợp tác tốt và sức khoẻ đảm bảo cho việc thực hiện ở ghế răng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp gây tê để giảm đau cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc tê tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh và bệnh lý của bệnh nhân. Sau khi gây tê, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng vẫn tỉnh táo và nhận thức được xung quanh.
3. An thần tỉnh
Được chỉ định với các can thiệp trong thời gian ngắn cho các bệnh nhân sợ hãi, lo lắng quá mức. Bệnh nhân sẽ được hít hỗn hợp khí N2O và O2 với tỉ lệ thích hợp để đạt được hiệu quả an thần cũng như giảm đau. Phương pháp này chỉ được thực hiện tại các bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị phương tiện, bác sĩ được đào tạo về sử dụng hỗn hợp khí N2O và O2 đồng thời có hệ thống xử lý khí thải để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
4. Gây mê
Bệnh nhân được gây mê khi thực hiện các phẫu thuật khó như răng khôn mọc ngầm, thời gian can thiệp kéo dài hoặc bệnh nhân không hợp tác. Dưới tác dụng của thuốc mê, bệnh nhân sẽ không nhận thức được xung quanh cũng như không có cảm giác đau trong suốt quá trình can thiệp. Khi hết tác dụng của thuốc, bệnh nhân sẽ lấy lại cảm giác và ý thức. Kĩ thuật này chỉ được thực hiện ở bệnh viện hoặc cơ sở có đủ phương tiện cũng như có sự giám sát của bác sĩ gây mê.