Quý khách đã gửi thông tin thành công

Họ tên:

Mã đặt lịch:

Ngày hẹn:

Thời gian hẹn:

Chuyên khoa/Bác sĩ:

Số điện thoại chuyên khoa:

Nhân viên của bệnh viện sẽ liên hệ xác nhận lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Đóng

Nơi ở hiện tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám cấp cứu 24/7: 02438269727

HỘI THẢO KHOA HỌC “ SỬ DỤNG HỖN HỢP KHÍ N2O VÀ O2 ĐỂ AN THẦN TỈNH TRONG NHA KHOA”

06/05/2021

Ngày 19/4/2021, tại Hội trường Khách sạn du PARC, Hà Nội, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tổ chức thành công hội thảo khoa học “ Sử dụng hồn hợp khí N2OO2 để an thần tỉnh trong nha khoa”.

Đến tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo khoa học, Lãnh đạo Bộ Y tế

  • PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục Trưởng Cục QLKCB, BYT

          Phó CT Hội đồng Y khoa quốc gia;

  • Các chuyên gia các Vụ, Cục, Phòng nghiệp vụ thanh tra bảo vệ sức khỏe, Cục QLKCB BYT

Hội Gây mê Việt Nam

  • PGS.TS. Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức VN.
  • Các thành viên hội gây mê hồi sức VN

Hội RHM Hải Phòng

  • PGS.TS. Phạm Văn Liệu, Chủ tịch Hội RHM Hải Phòng, nguyên GĐ BV và Phó Hiệu trưởng Trường Đại học YD HP.

Lãnh đạo, Ban lãnh đạo các cơ sở lớn điều trị RHM trong cả nước

Bệnh viện RHM TW Hà Nội

  • PGS.TS. Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện
  • TS. Phạm Thanh Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện
  • PGS.TS. Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện
  • Trưởng các khoa, phòng, Trung tâm của Bệnh viện

Bệnh viện RHM TW TP HCM

  • ThS.BSCKII. Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện
  • BSCKII. Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện
  • Các thành viên của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM

Bệnh viện RHM TP HCM

          ThS. BSCKII. Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Bệnh viện

  Tập thể Lãnh đạo khoa RHM Bệnh viện HNVN Cu Ba Hà Nội;

   Tập thể Lãnh đạo Khoa Răng hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai;

   Tập thể Lãnh đạo Khoa Răng hàm Mặt Bệnh viện ĐK Hà Đông…

Lãnh đạo, Ban lãnh đạo các Bệnh viện trong cả nước

  • ThS. Lê Ngọc Thanh, Phó GĐ BVĐK tỉnh Hà Tĩnh
  • BSCKII. Nguyễn Thanh Hòa, GĐ BV Mắt RHM Cần Thơ
  • ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa Gây mê BV Việt Pháp
  • Các BS Trưởng khoa Răng Hàm Mặt đầu ngành đại diện 63 các tỉnh, thành trên toàn quốc

Lãnh đạo và Ban lãnh đạo các cơ sở Đào tạo

  • PGS.TS. Phạm Dương Châu, Phó Hiệu Trưởng kiêm trưởng Khoa RHM, Trường Đại học kinh doanh và CN Hà Nội, Phó CT Hội RHMVN
  • PGS.TS. Tống Minh Sơn, Viện trưởng Viện ĐT RHM, Trường ĐHY HN
  • PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan, Trưởng khoa RHM, ĐHYD TpHCM
  • PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc, Phó Viện trưởng Viện ĐT RHM, Trường ĐHY Hà Nội
  • PGS.TS. Đào Thị Dung, Phó Trưởng Bộ môn RHM, ĐHQG Hà Nội

Truyền thông y tế và báo chí

  • Đại diện Đài truyền hình VTV1
  • Đại diện các báo Sức Khỏe Đời Sống…..

Thành phần chủ tọa đoàn

  • PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng, Cục Quản lý Khám Chữa bệnh
  • PGS.TS Trần Cao Bính,  Giám đốc Bệnh viện RHM TW Hà Nội
  • ThS.BSCKII. Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện RHM TW TP. Hồ Chí Minh

Ban thư ký

  • BSCKII. Nguyễn Thị Hạnh, Bệnh viện RHM TW Hà Nội
  • ThS. Trịnh Thị Hằng, Bệnh viện RHM TW Hà Nội
  • BS. Phạm Doãn Thùy Trâm, Bệnh viện RHM TW Hà Nội

Cùng 87 Đại biểu đến từ các cơ sở điều trị Răng hàm mặt trong cả nước.

* Nội dung của phiên hội thảo

          Ứng dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng điều trị bệnh răng miệng là một việc làm thường xuyên liên tục của ngành RHMVN. Ngành RHM VN thành công không nhưng trong việc giữ chân người bệnh không ra nước ngoài điều trị, mà còn thu hút Việt kiều và người nước ngoài đến điều trị cũng nhờ việc phát triển phương pháp, kỹ thuật mới và Hội nhập quốc tế.

     Phương pháp an thần tỉnh bằng hỗn hợp khí N2O và O2 trong nha khoa đã được các nước trên thế giới (Anh, Mỹ, Úc..) và trong khu vực (Thái Lan, Singapore..) triển khai trong điều trị nha khoa từ nhiều thập kỷ nay. Đây là phương pháp  được chứng minh là an toàn và hiệu quả để giảm lo lắng, giảm đau cho bệnh nhân, đồng thời tăng cường giao tiếp hiệu quả giữa bệnh nhân và Bác sĩ giúp đạt được kết quả điều trị tối ưu, mặt khác có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với người bệnh.

Xuất phát từ nhu cầu tế hiện nay, tại các cơ sở điều trị và cở sở đào tạo Răng Hàm Mặt cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội với vị trí đầu ngành đã xây dựng và trình Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế hồ sơ xin phê duyệt áp dụng thí điểm kỹ thuật mới: Sử dụng hỗn hợp khí N2O và O2 để an thần tỉnh trong nha khoa.

Có 7 báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực nha khoa và gây mê để làm rõ hiệu quả của phương pháp an thần tỉnh sử dụng hỗn hợp khí N2O và O2 cũng như hoàn thiện được quy trình kĩ thuật chuẩn có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

1. Báo cáo “Ứng dụng sử dụng hỗn hợp khí N20 và O2 trong điều trị răng hàm mặt tại Thái Lan” (Báo cáo viên Th.S. Papimon Chomupinwai, Bác sĩ khoa Răng trẻ em, Trường đại học Chiangmai, Thái Lan). Báo cáo đề cặp đến các vấn đề sau:

  • Lịch sử sử dụng khí N2O trong nha khoa: tại Thái Lan đã sử dụng khí N2O để an thần trong nha khoa từ năm 1999. Hiện nay việc sử dụng khí N2O được sử dụng khá nhiều trong nha khoa trẻ em. Các bác sỹ sử dụng N2O cần phải có chứng chỉ nha khoa quốc gia và không cần các chứng chỉ nảo khác.
  • Sử dụng hỗn hợp khí này đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả để làm giảm lo âu, sợ hãi, tăng hiệu quả giao tiếp cho người bệnh, giúp giảm đau và không gây ám ảnh cho bệnh nhân.
  • Tại Thái Lan có 2 mô hình cung cấp và sử dụng khí N2O di động và hệ thống khí N2O trung tâm
  • Việc quản lý và cung cấp nguồn khí do Vụ trang thiết bị của Bộ Y tế
  • Hướng dẫn cách lắp đặt và bào trì hệ thống
  • Thiết kế phòng chuyên biệt: thông ký va hút khí thải
  • Chỉ định và Chống chỉ định
  • Đánh giá bệnh nhân
  • Các thiết bị hỗ trợ
  • Hướng dẫn cách sử dụng hệ thống cung cấp khí N2O
  • Các yếu tố đạt chuẩn
  • Kết thúc điều trị: Bảng theo dõi đánh giá bệnh nhân sau khi được an thần.
  • Các tai biến thường phụ thuộc vào thời gian điều trị, an toàn với các điều trị kéo dài dưới 30 phút.

         Th.S. Papimon Chomupinwai, Bác sĩ khoa Răng trẻ em, Trường đại học Chiangmai, Thái Lan trình bày báo cáo online tại hội thảo

2. Báo cáo “ Đề xuất áp dụng thí điểm kĩ thuật mới sử dụng hỗn hợp khí N2O và O2 để an thần tỉnh trong nha khoa” (Báo cáo viên: PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc BVRHMTW HN). Báo cáo đề cặp đến các vấn đề sau:

  • Bệnh viện RHMTW Hà Nội hàng năm tiếp nhận và điều trị cho hơn 1 triệu lượt bệnh nhân trẻ em, trung bình mỗi ngày khám cho trên 100 bệnh nhân.
  • 99% bệnh nhân trẻ em khi đi khám răng đều có tâm lý sợ hãi, lo lắng, không hợp tác
  • Để có thể can thiệp điều trị cho các trường hợp khó hoặc không hợp tác trên ghế răng, cần thực hiện nhiều thủ thuật khó phức tạp và trường hợp bệnh nhân có các bệnh toàn thân không thể thực hiện được trên ghế, bệnh viện đã triển khai chữa răng kết hợp gây mê trong nhiều năm qua.
  • Tuy nhiên với một số bệnh nhân thì sử dụng phương pháp gây mê là quá mức cần thiết.
  • Vì vậy bệnh viện mong muốn tìm một giải pháp an thần phù hợp với các điều trị đơn giản trong thời gian ngắn cho bệnh nhân sợ hãi lo lắng, giảm đau không gây ám ảnh.
  • Giải pháp sử dụng hỗn hợp khí N2O và O2 với tỉ lệ thích hợp để an thần tỉnh trong nha khoa đã được nhiều nước trên thế giới chứng minh là an toàn và hiệu quả.
  • Lịch sử ứng dụng N2O trong nha khoa trên thế giới khoảng 170 năm và đã được ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, Singapore…
  • Đề xuất quy trình kĩ thuật sử dụng hỗn hợp khí N2O và O2 để an thần tỉnh trong nha khoa.
  • Đề xuất áp dụng thí điểm khí N2O tại Việt Nam:

+ Địa điểm: Bệnh viện RHMTWHN, RHMTW Tp HCM, Viện đào tạo RHM – ĐH Y HN

+ Thời gian: 3 tháng

+ Số lượng bệnh nhân: 30

+ Phương thức thực hiện: con người, phòng điều trị, thiết bị, khí N2O và O2 y tế.

+ Chính sách và giá dịch vụ

PGS TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện RHM TW Hà Nội  thuyết trình bài báo cáo.

3. Báo cáo “Tính an toàn và Hiệu quả sử dụng N20 tại Bệnh viện RHMTW Tp HCM” (Báo cáo viên:ThS.BSCKII. Lê Chung Chánh, Giám đốc BV RHMTW TP HCM). Báo cáo đề cặp đến các vấn đề sau:

  • Mỗi ngày khoa Răng trẻ em của bệnh viện khám 70-150 lượt bệnh nhân.
  • Trong đó có 20% trẻ không hợp tác. Các biện pháp để điều trị cho những bệnh nhân này là: kềm giữ, gây mê, không làm gì cả. Và ước tính có 800-1000 bệnh nhân có nhu cầu sử dụng an thần tỉnh mỗi năm.

- Năm 1999, bệnh viện đã được chuyên gia Úc chuyển giao hệ thống khí N2O và thực hiện trên 30 bệnh nhân với kết quả đạt được là an toàn, dễ sử dụng, trẻ thấy dễ chịu, thoải mái, hợp tác tốt với bác sỹ, rút ngắn thời gian điều trị, chưa ghi nhận trường hợp nôn, ngủ, mất ý thức…, khi tái khám chưa ghi nhận bất thường sau khi sử dụng.

  • Kiến nghị và đề xuất: triển khai thí điểm tại BVRHMTW, thực hiện 30 bệnh nhân, tổng hợp và đánh giá, xin ý kiến chỉ đạo.

ThS.BSCKII. Lê Trung Chánh, Giám đốc BV RHM TW TP HCM  báo cáo tại hội thảo khoa học.

4. Báo cáo “ An thần – gây mê bằng N2O và O2 ứng dụng cho nha sỹ” (Báo cáo viên: PGS. TS. Công Quyết Thắng, Chủ tịch hội gây mê hồi sức Việt Nam). Báo cáo đề cặp đến các vấn đề sau:

  • Sơ lược về N2O ứng dụng trong gây mê – an thần – chống đau.

+ Dược lý thuốc mê hơi và N2O

+ Sự khác nhau giữa hệ thống mê khí hở và kín

+ An thần cho nha khoa: chỉ định, chống chỉ định

+ Xử trí cấp cứu

  • Vấn đề về đánh giá độ an thần – độ mê.
  • Các tác dụng không mong muốn và biến chứng – Cách xử trí.

+ Gây nghiện

+ Thiếu Vitamin B12

+ Khí nhà kính: cần có cách quản lý khí an toàn tránh gây ô nhiễm môi trường.

  • Đào tạo nhân lực: Cần có hệ thống đào tạo nhân lưc, Bệnh viện RHM nên hợp tác với hội GMHS.
  • Vấn đề pháp lý: phải được Bộ Y tế thông qua.

 PGS. TS. Công Quyết Thắng, Chủ tịch hội gây mê hồi sức Việt Nam  báo cáo tại hội thảo.

5. Báo cáo “Thực trạng sử dụng hỗn hợp N20 và O2 tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội” (Báo cáo viên: ThS Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa GMHS- Bệnh viện Việt Pháp). Báo cáo đề cặp đến các vấn đề sau:

Tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về việc sử dụng khí N2O trên toàn thế giới.

  • N2O là khí không màu, không cháy có mùi thơm nhẹ được ứng dụng trong y tế từ những năm 1945 trong nha khoa và từ những năm 1960 được ứng dụng rộng rãi ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Ngoài sử dụng trong y tế thì khí N2O còn được ứng dụng trong việc bảo quản thực phẩm, trong công nghiệp và cho đến nay vẫn là một trong những khí được ứng dụng rộng rãi.
  • N2O là một khí mê yếu, để đạt được độ mê thì cần phải đủ 105% vì thế không sử dụng được đơn thuần trong gây mê mà phải kết hợp với khí khác.
  • Tại bệnh viện Việt Pháp sử dụng N2O từ năm 1997 như một khí mê thứ hai tại phòng mổ do bác sỹ GMHS làm, giảm đau tại phòng đẻ do nữ hộ sinh làm, nắn chỉnh xương, chọc dò dịch não tủy tại phòng bệnh
  • N2O được nhập khẩu từ Singapore với độ tinh khiết 99,6%, nồng độ thường dung 30-60%
  • Với trẻ em khởi mê nhanh, êm dịu và chất lượng hồi tỉnh tốt.
  • Chống chỉ định: N2O rất dễ tràn vào các khoang nên chống chỉ định với các bệnh nhân có các bệnh lý của xoang: tràn khí màng phổi, phẫu thuật tai giữa….
  • Tác giả mong muốn đưa N2O vào ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.

ThS Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa GMHS, Bệnh viện Việt Pháp báo cáo trong phiên hội thảo

6. Báo cáo “Sử dụng hỗn hợp khí N2O và O2: nhu cầu và nội dung đào tạo tại viện đào tạo RHM cho sinh viên và học viên sau đại học” 

(Báo cáo viên PGS .TS. Võ Trương Như Ngọc, Viện phó Viện đào tạo RHM- Trường ĐH Y HN). Tác giả đa đưa ra 2 nội dung chính:

  • Nhu cầu sử dụng, tại sao cần sử dụng hỗn hợp khí N2O/O2.

+ Tỷ lệ sâu răng ở trẻ cao 86,4 % ở trẻ 6-8 tuổi; 52% ở trẻ 9-11 tuổi. Theo một công bố quốc tế năm 218 tỉ lệ sâu răng của trẻ em từ 4- tuổi là 89,1% . Tại Hà Nội theo nghiên cứu tại một trường học tỉ lệ trẻ em sợ hai lên đến 34,85%.

+ Theo điều tra năm 2020 uớc tính nhu cầu điều trị cho trẻ sợ hãi khi đến khám răng khoảng 34%. Để giảm bớt lỗi lo sợ và nâng cao chất lượng điều trị cũng như an toàn cho trẻ đối với những đối tượng bệnh nhân đặc biệt, hiện nay chúng ta có phương án điều trị và những ưu nhược điểm của từng phương án:

  • Các biện pháp tâm lý: chỉ giải quyết được một số trường hợp
  • Sử dụng hỗn hợp khí N2O/O2 : được đánh giá là hiệu quả và an toàn.
  • Kìm giữ: gây sang chấn tâm lý, thể chất và nguy cơ nuốt dị vật
  • Gây mê: tốn kém nhiều nhân lực, nhiều nguy cơ và khó thực thi về kỹ thuật.
  • Không làm gì: trẻ không được chăm sóc.
  • Bác sỹ RHM Việt Nam đã được dào tạo về sử dụng hỗn hợp khí N2O/O2 hay chưa? Thực tế đào tạo sử dụng N2O hiện nay tại Việt Nam.

+ Năm 2002 đã có bác sỹ tại Việt Nam đã được đào tạo tại đại học Bordeaux

+ Năm 2018 có 16 bác sỹ tham dự khóa học tại Singapore và có chứng chỉ

+ Từ năm 2007 đã đưa bài giảng giảm đau ý thức vào giáo trình giảng cho sinh viên đại học và sau đại học.

Với mong muốn có cơ sở đào tạo thực hành để nâng cao chất lượng đào tạo đề xuất Bộ Y tế cho phép là cơ sở thí điểm sử dụng phương pháp này.

PGS .TS. Võ Trương Như Ngọc, Phó viện trưởng Viện đào tạo RHM,  Trường đại học Y Hà Nội báo cáo tại hội thảo

7. Báo cáo “Đề xuất mục tiêu trong chương trình đào tạo Đại học, sau đại học và chứng chỉ đào tạo cho bác sĩ Răng Hàm Mặt” (Báo cáo viên: PGS.TS Ngô Thị Quỳnh Lan, khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược TP HCM). Báo cáo đã đưa ra 3 nội dung chính:

  •  Quan điểm hỗn hợp khí N2O/O2 trong điều trị nha khoa trên thế giới

+ Rất phổ biến trên thế giới

+ Theo ADA thì sử dụng N2O an toàn và hiệu quả

  •  Chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học liên quan vấn đề này tại một số trường trên thế giới

+ Đại học bordeaux Pháp

+ Đại học Tokyo Nhật

+ Đại học Mahidol Thái Lan

+ Đại học Dankook Hàn Quốc

  •  Đào tạo RHM: đề xuất mục tiêu đào tạo liên quan vấn đề này trong chương trình đào tạo bậc Đại học, Sau đại học và đào tạo cấp chứng chỉ.

PGS.TS Ngô Thị Quỳnh Lan, trưởng  khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược TP HCM báo cáo đề xuất mục tiêu trong chương trình đào tạo đại học, sau đại học

* Phần thảo luận

1. Ý kiến của  PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu Trưởng kiêm trưởng Khoa RHM, Đại học kinh doanh và CN Hà Nội, Phó CT Hội RHMVN:

  • Khí N2O trong quá trình sử dụng một phần sẽ thải ra môi trường nếu không có hệ thống hút khí tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế vì vậy cần có một quy trình quản lý và sử dụng nghiêm ngặt để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn.
  • Cần làm rõ việc sử dụng hỗn hợp khí N2O/O2 để giảm đau an thần với liều lượng nhỏ thì sẽ do hội RHM hay hội GMHS quản lý
  • Cơ sở được phép sử dụng hỗn hợp khí này: chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị phương tiện, có hệ thống xử lý khí thải để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.

PGS TS. Phạm Dương Châu, Phó Hiệu Trưởng kiêm trưởng Khoa RHM,  Trường Đại học KD và CN Hà Nội phát biểu và đưa ra ý kiến phiên hội thảo

2. Ý kiến PGS. TS. Phạm Văn Liệu, Chủ tịch Hội RHM Hải Phòng,  nguyên GĐ BV và Phó Hiệu trưởng Đại học Y dược Hải Phòng.

  • Phải đảm bảo an toàn khi sử dụng khí N2O: cần có quy trình thục hiện chuẩn với đầy đủ trang thiết bị, cán bộ y tế được đào tạo để tránh các tai biến cho bệnh nhân xảy ra cũng như đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế.
  • Mong muốn được triển khai đến các cơ sở khám chữa bệnh tại Hải Phòng cũng như cập nhật và đào tạo cho bác sĩ tại Hải Phòng thực hiện kỹ thuật.

PGS TS. Phạm Văn Liệu, Chủ tịch Hội RHM Hải Phòng phát biểu ý kiến trong phiên hội thảo

3. Ý kiến của ThS. Lê Kim Dung, chuyên viên phòng nghiệp vụ thanh tra sức khỏe, Cục QLKCB, Bộ Y tế

  • Tiêu chuẩn khí N2O như thế nào?
  • Bệnh viện Việt Pháp nhập khí N2O từ đâu và đã được kiểm định chưa?

ThS. Lê Kim Dung chuyên viên phụ trách lĩnh vực vật tư trang thiết bị cục Khám chữa bệnh Bộ Y Tế đưa ra câu hỏi Bệnh viện Việt Pháp

4. Ý kiến của TS. Nguyễn Văn Thắng, nguyên Phó khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện RHM TW Hà Nội

  • Phòng điều trị phải đảm bảo có hệ thống hút khí thải
  • Cần hiểu rõ ranh giới giữa an thần tỉnh và mê
  • Bác sỹ nha khoa cần phải được đào tạo để xử trí các tai biến có thể xảy ra

TS. Nguyễn Văn Thắng nguyên Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức tham gia ý kiến đóng góp hội thảo

* Kết luận hội thảo

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng, Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế thay mặt Ban tổ chức đưa ra kết luận:

  • Buổi hội thảo khoa học diễn ra thành công với 6 báo cáo trong nước và 1 báo cáo nước ngoài. Các báo cáo viên đã đưa ra các báo cáo chất lượng, chắt lọc có tính cấp thiết và đúng với chủ đề của hội thảo.
  • Với nhu cầu thực tế và tính cấp thiết cần được sử dụng hỗn hợp khí N2O/O2 hiện nay tại Việt Nam, Bộ Y tế đồng ý triển khai áp dụng thí điểm tại ba cơ sở bệnh viện RHMTW Hà Nội, bệnh viện RHMTW Tp Hồ Chí Minh và Viện đào tao RHM, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Trước khi đưa vào ứng dụng trong thực tế, Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện RHM TW Hà Nội hoàn thiện quy trình kĩ thuật chuẩn. Việc nhập khẩu và bảo quản khí N2O phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo quản đúng. Các nơi được áp dụng thí điểm phải được đầu tư trang thiết bị và phòng điều trị đầy đủ theo quy trình. Thầy thuốc phải được đào tạo thành thạo kỹ năng sử dụng kỹ thuật.
  • Đề xuất đưa vào chương trình đào tạo kỹ thuật ngay từ bậc đại học cho sinh viên, cấp chứng chỉ cho Bác sỹ RHM để có thể sử dụng kĩ thuật này.
  • Bộ Y tế ủng hộ các Bệnh viện phát triển kĩ thuật mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ngành y tế nói chung và ngành Răng Hàm Mặt nói riêng ngang tầm khu vực và trên thế giới. Đây cũng là bước ngoặt lớn cho ngành RHM Việt Nam.